trust site

Làm Gì Để Tăng Trust Site?

Hãy gia tăng tần suất xuất hiện website bạn SEO lên Social, lúc đó khi gốc domain bạn đã mạnh và uy tín hơn thì việc lên TOP không quá khó khăn như bạn nghĩ.

Làm gì để tăng trust site bây giờ, dạo gần đây câu hỏi này được khá nhiều bạn SEO quan tâm, để trả lời cho câu hỏi này không phải ai bước vào làm SEO có thể trả lời một cách chính xác và đầy đủ được; kể cả những cựu SEO lâu năm và Huấn cũng không ngoại lệ.

Những chia sẻ bên dưới là những gì mà đào tạo SEO uy tín LENART đã trải nghiệm trong 05 năm qua với rất nhiều dự án SEO khác nhau.

Hi vọng những kiến thức mà Huấn sắp chia sẻ sẽ mang lại một phần giá trị cho anh chị em làm SEO.

Còn bây giờ thì chúng ta bắt đầu nào!

1. Những dấu hiệu chứng tỏ một Trust Site mạnh?

Ai làm SEO cũng mong muốn website của mình có một độ tin tưởng nhất định với Google. Khi Google đã hoàn toàn tin tưởng thì những chia sẻ đó sẽ được Google cuộn đọc và lập chỉ mục cực kì nhanh, khi Index nhanh và có trust thì việc viết bài và lên TOP 10 hình như là chuyện quá bình thường trong cái thế giới SEO này.

Đối với những anh chị làm SEO lâu năm, trải nghiệm SEO nhiều, chắc hẳn anh chị sẽ nhận ra được đâu là những website có độ tin tưởng cao vào Google. Hãy dựa vào các nhà cung cấp các công cụ phân tích SEO lớn nhất thế giới để biết thông tin đó. Và có 3 nhà cung cấp các công cụ SEO mà Huấn thường dùng nhất có thể kể: Công ty Moz – Là công ty rất lâu đời hoạt động về SEO, những chỉ số từ công cụ Moz từng một thời có độ uy tín cực cao và bây giờ nó cũng còn giá trị cho người dùng. Những chỉ số DA (Domain Authority), PA (Page Authority), Spam Score,…từng một thời được giới SEO Việt Nam xem như một chỉ số cực kì uy tín để đánh giá website. Nhưng trong những năm gần đây độ cập nhật về kiến thức của Moz đã không còn nhanh và chính xác như ban đầu nữa.

Lúc này chúng ta phải nhắc đến một công ty khác đó chính là Ahref – Một công ty rất phát triển trong những năm qua, các chỉ số từ công cụ Ahref hiện tại được SEOer Việt Nam dùng rất rất nhiều. Dựa vào công cụ này bạn có thể biết được Rank của một website, chỉ số backlink, chỉ số domain trỏ về, thông số DR (Domain Rating), UR (URL Rating), chỉ số Organic Keyword, chỉ số Organic Traffic, chỉ số Anchor Text,…và rất nhiều chỉ số quan trọng khác mà Ahref cung cấp cho người dùng.

Chúng ta cũng không thể không nhắc đến Majestic, một công ty cũng chuyên về SEO ở thế giới, chỉ số TF (Trust Flow), CF (Citation Flow) được đánh giá cao bởi giá trị trong việc kiểm tra tên miền cũ có sức mạnh và uy tín tốt hay không? Trên là những nhà cung cấp các công cụ SEO lớn nhất thời điểm hiện tại của thế giới mà nổi tiếng ở Việt Nam. Bây giờ hãy dựa vào các công cụ này để đánh giá sức mạnh của 1 trang web nào các anh chị em SEOer.

1. 1 DA (Domain Authority)

Domain Authority là một chỉ số do MOZ đưa ra để xác định độ uy tín (độ trust) và sức mạnh của một tên miền. Chỉ số DA được tính từ 0-100 để thể hiện độ tin cậy của một website là cỡ nào.

Dao động từ 0-10 là những website mới lập ra chưa có nhiều bài viết nên sẽ không được đánh giá cao. Chỉ số 10-20 là những chỉ số tương đối nhiều ở thị trường Việt Nam. Những website SEO trong khoảng thời gian 5-8 tháng sẽ có được chỉ số DA này. Khoảng 20-30 thì số lượng website lại ít đi một chút nhưng trung bình các tên miền ở Việt Nam thường có chỉ số DA từ 20-30 là nhiều. Chỉ số 30-40 được xem là một chỉ số tốt để chứng tỏ một site có trust trong mắt Google. Lớn hơn 40 thì không còn từ nào để diễn tả ngoài từ “CHẤT”.

DA càng cao, độ uy tín của tên miền càng chất lượng.

* Chú ý: DA lớn hơn 40 là bạn có thể chọn để xây dựng liên kết tốt. Nhìn vào một website với DA lớn hơn 40 bạn biết nó chất lượng rồi đó. Theo Huấn là nó chất lượng.

1.2 PA (Page Authority)

Nếu như DA là chỉ số đánh giá sức mạnh của 1 site do Moz đưa ra thì PA chính là chỉ số đánh giá sức mạnh của một trang. Chỉ số PA càng cao chứng tỏ page đó càng uy tín trong mắt của Google.

Các anh chị em có thể lưu ý, khi làm SEO anh chị em hoàn toàn có thể điều hướng được đâu là Page phải quan tâm nhiều để Google biết, đó chính là điểm chất lượng. Hãy cho điểm chất lượng ở những Page anh chị em muốn nó lên TOP nhé. Tự động sau này trong quá trình SEO, page đó sẽ có PA cao hơn những page còn lại thôi.

* Chú ý: PA lớn hơn 30 thì anh chị hiểu Page đó cực giá trị trong mắt Google rồi. Hãy dùng điểm chất lượng để Google hiểu rõ hơn giá trị của từng Page nha anh chị.

1.3 Spam Score

Spam Score là công cụ đánh giá mức độ spam của website do Moz đưa ra, giúp cho người quản trị Web biết được Website hiện tại có đang dính SPAM hay không từ Google.

Thang điểm của chỉ số này có 3 nấc thang:

Từ  0 – 4: Website bạn tốt, không có dấu hiệu spam, google sẽ đánh giá tốt về website của bạn.

Từ 5 – 7: Website bạn đang có dấu hiệu spam, nên hạn chế lại, bạn sẽ bị google nhắm tới bất cứ lúc nào, nếu có dấu hiệu spam tăng cao.

Từ 8 – 17: Nếu điểm website của bạn ở mức này thì có nghĩa rằng website bạn đang spam khá nhiều >50% xác suất spam do Moz đưa ra. Website của bạn 1 là đang bị google phạt, hoặc chưa bị phạt thì sẽ bị google phạt “bất ngờ” bất cứ lúc nào.

* Chú ý: Nhìn vào 1 site mà có chỉ số Spam Score từ 0-4 thì chứng tỏ site giá trị nha anh chị em.

1.4 TF (Trust Flow)

TF là chỉ số do Majestic đưa ra để đánh giá sức mạnh của một liên kết đến site của bạn. Thể hiển chất lượng của một đường link trỏ về website bạn là tốt hay chưa tốt.

Con số TF > 10 là chỉ số hợp lý để các bạn có thể chọn để xây dựng liên kết.

* Chú ý: Dựa vào công cụ Majestic chỉ số TF > 10 là lý tưởng để anh chị có thể đoán được phần nào về giá trị của trang web đó.

1.5 CF (Citation Flow)

Tương tự như TF, CF cũng là một chỉ số do Majestic đưa ra để đánh giá chất lượng của tổng đường link kéo về website của bạn. Muốn đánh giá sức mạnh của trang web vào CF bạn không thể nhìn chi tiết CF mà phải có TF ở đó. Và trường hợp xảy ra như sau:

TF cao, CF cao => Sức mạnh của site này cũng khá Oki, nhưng nói về hoàn hảo thì chưa. Tính trên thang điểm 10 với cá nhân Huấn, mình cho nó con số 7.

TF cao, CF thấp => Sức mạnh của site này rất tuyệt vời, trust site rất mạnh, chất lượng của link trỏ về là rất chất, link ít nhưng ngon. Con số 9 điểm là hoàn hảo.

TF thấp, CF thấp => Sức mạnh của site là không có tốt, hoặc site còn non, mới làm ra. Điểm 5 cho trường hợp này.

TF thấp, CF cao => SPAM, chính xác là trang web bạn kiểm tra đang SPAM, 99% là SPAM rồi, đừng bao giờ dùng site đó để xây dựng liên hết hay làm bất cứ thứ gì liên quan đến SEO.

* Chú ý: TF cao và CF thấp là tiêu chí để đánh giá site có độ trust mạnh (TF > 10).

1.6 Referring Ips

Referring Ips là số lượng IP trỏ về website của bạn, mỗi IP có bao nhiêu domain. Đa dạng IP của domain sẽ hỗ trợ website tăng thứ hạng nhanh hơn trên công cụ tìm kiếm Google.

Công cụ Majectic cũng sẽ cho bạn biết được chỉ số này. Thường thì chỉ số này ngang bằng 1-1 với Referring Domain hoặc cao hơn Referring Domain thì website đó được đánh giá là chất lượng.

* Chú ý: Càng đa dạng Referring Ips càng tốt, tỉ lệ Referring Ips cao hơn Referring Domain đó là tín hiệu tốt.

1.7  Referring Subnet

Referring subnets là số subnet trỏ về site/page của bạn. Một website đa dạng được càng nhiều Referring subnet thì sẽ góp phần không nhỏ vào việc lên hạng của website trên Google.

* Chú ý: Tỉ lệ Referring subnet và Referring Ips bằng nhau hoặc Referring Subnet cao hơn Referring Ips là một tín hiệu tốt.

1.8 DR (Domain Ratings)

DR trong ahref cũng tương tự như chỉ số DA trong Moz vậy, DR thể hiện sức mạnh của toàn bộ website được đánh giá từ 0-100 chỉ số càng cao thì DR càng chất lượng và trust tốt.

*Chú ý: DR càng cao và lớn hơn 50 là một site có độ tin tưởng cực tốt từ Google.

1.9 UR (URL Ratings)

UR thể hiện sức mạnh của một URL cụ thể trong SEO. UR càng cao site càng chất lượng và có uy tín trong mắt Google.

* Chú ý: UR > 40 sẽ là con số tương đối ổn để nhìn và tìm một site chất lượng.

1.10 OK (Organic Keyword)

Organic Keyword chỉ số thể hiện tổng số từ khóa lọt vào TOP 100 được Ahref cập nhật. Chỉ cần 1 từ khóa của web lọt vào TOP 100 thì được tính là 1 Organic Keyword.

* Chú ý: OK > 3K đã được xem là một site có chất lượng và uy tín trong mắt của Google rồi!

1.11 OT (Organic Traffic)

Organic Traffic là chỉ số thể hiện traffic của một website đó là bao nhiêu ứng với 1 chỉ số OK nhất định. Sẽ có những trường hợp như sau xảy ra:

OK=OT (tương đối bằng nhau) =>Mỗi từ khóa sẽ có 1 traffic. Có thể đánh giá từ khóa đó chưa thật sự giá trị và có thể nằm ở vị trí xa TOP 10.

OK>OT => Số lượng từ khóa lên TOP nhiều nhưng không có traffic đi về chỉ đơn giản là những từ khóa chưa đánh trúng nhu cầu thật sự của người dùng nên không có tỉ lệ nhấp chuột vào backlink ứng với anchor text chính xác làm cho web loãng từ khóa chính. Số lượng từ khóa không liên quan thì nhiều, càng liên quan thì nằm ở vị trí không cao hoặc chưa lên nhiều. Cần tập trung vào từ khóa và phân bổ tỷ lệ keyword hợp lý lại.

OK<OT => Số lượng từ khóa nhỏ hơn số traffic trả về, chứng tỏ mỗi từ khóa đó thật sự giá trị và trang này cực kì uy tín từ đánh giá của Google.

* Chú ý: OK<OT (khoảng 5 lần) ứng với OK>3K keyword thì site đó là một site khá tốt để anh em có thể sử dụng để SEO.

1.12 Backlink và Referring Domain

Chỉ số backlink và referring domain nếu xét riêng lẻ thật sự là không thể đánh giá được chất lượng của một website. Chúng ta phải kết hợp và đưa về chung một hệ quy chiếu mới phân tích được vấn đề. Nhưng để chính xác hơn cần phải thêm chỉ số OT và OK.

Nếu backlink về là 3 link và Referring domain là 1 và OT > 1, OK có thể là 10-100. Cũng đủ để chứng tỏ là site đó trust cỡ nào.

* Chú ý: Chỉ số Backlink và referring luôn gắn liền nhau. Muốn đánh giá nó cần xét thêm OT và OK.

1.13 Domain Age

SEOQuake là công cụ giúp bạn biết được tuổi đời của domain đó. Tuổi đời càng lâu thì độ trust sẽ cao hơn so với những trang web mới lập ra.

* Chú ý: Tuổi đời của domain càng cao sẽ hỗ trợ việc đẩy SEO tốt hơn và đó cũng là chỉ số để đánh giá một site uy tín.

1.14 Số lượng Index

Thường thì chỉ số này cũng đánh giá sức mạnh của một trang web đó là theo ý kiến từ kinh nghiệm của Huấn. Những website có lượng index lớn hơn 500 thường là những website được Google quan tâm hơn, bởi content site đó cung cấp là khá tốt và đều. Trong khoảng thời gian 3-6 tháng. Nếu có hơn 500 index thì cũng xem như đó là một website uy tín.

* Chú ý: Đừng quên cú pháp site: tên miền để biết được website đó còn sống hay đã bị đẩy vào sổ đen của Google, nếu còn sống thì lượng index có nhiều không? Con số >500 index cũng đủ để bạn biết được Google cũng khá quan tâm trang web đó.

1.15 Thời gian Index

Có một cách nữa để biết là website đó có thật sự uy tín trong mắt của Google hay không? Đó chính là kiểm tra thời gian index của trang đó là nhanh hay chậm. Thường thì nếu bạn ép Google index 3 lần liên kết nếu site uy tín thì sẽ lập chỉ mục ngay lập tức vì đơn giản Google quan tâm đến site đó khi khai báo thì BOT Google vào đọc ngay.

* Chú ý: Đừng quên cách thử thời gian Index để biết được một site có chất hay không?

1.16 Time On Site tốt

Phải nói Time On Site chính là 1 trong những core trong SEO. Nó là bộ não mà Google đánh giá độ uy tín của một website xem liệu có tốt hay còn chưa tốt. Có một điều hơi tiếc một chút là chỉ có chủ nhân của website đó mới biết được chính xác là web của họ có thật sự giá trị hay là không? Bởi chỉ có Admin đó với quyền truy cập vào Google Analytics mới nắm được mà thôi.

Thường thì Time On Site dao động từ >3 phút thì được đánh giá là giá trị và chất lượng rồi. Còn nếu lớn hơn nữa thì quá tuyệt.

Chú ý: Chỉ khi có quyền Google Analytics bạn mới đánh giá được chính xác site này có thật sự trust hay không?

1.17 Bounce Rate thấp

Cũng giống như chỉ số Time On Site thì Bounce Rate cũng là chỉ số bạn không thể dùng công cụ đại trà mà biết được site đó có chất lượng hay không, chỉ khi bạn cài đặt Google Analytics thì bạn mới biết được.

Chú ý: Chỉ số Bounce Rate càng thấp chứng tỏ site bạn cực giá trị với Google.

2. Làm gì để tăng Trust Site bây giờ?

Huấn viết bài này không dành cho những cụ SEO, chuyên gia SEO hay những ACE SEO lâu năm, vì Huấn biết chuyện làm sao để Trust Site tăng lên là quá dễ dàng với ACE rồi. Bài viết này chính xác hơn là Huấn dành cho các bạn mới bước chân vào con đường SEO cũng như các bạn làm SEO được một thời gian mà chưa thật sự hiểu được cỗ máy của Google thật sự cần là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nào ACE.

trust site

2.1 Cấu trúc web thao tác dễ dàng cho người dùng

Hãy tư duy một chút cùng Huấn nào. Google là gì vậy ACE? Nó là cỗ máy tìm kiếm mà? Great. ACE trả lời đúng rồi. Google chính là cỗ máy tìm kiếm lớn nhất hiện tại và cũng là công cụ được dùng nhiều nhất tại Việt Nam. Đã là công cụ tìm kiếm hàng đầu thì yếu tố tiên quyết và cực quan trọng là kết quả trả về khi có một truy vấn từ người dùng phải cực chính xác và đáp ứng tốt được yêu cầu của người dùng. Và website mà Google trả về phải là website dễ dàng thao tác nhất cho người dùng.

Nếu website của bạn dễ dàng thao tác di chuyển qua lại. Dễ dàng tìm kiếm những thông tin mà người dùng cần thì hiển nhiên giá trị của trang web bạn sẽ cực kì tốt trong mắt của nàng Gồ kêu sa rồi. Vì suy ra cho cùng, mọi thứ Google làm đều tập trung vào người dùng. Hãy nhớ core nằm ở đó chứ không phải là những thủ thuật mũ đen nhằm qua mặt Google.

2.2 Tối ưu các thẻ Onpage thật tốt

Việc làm tiếp theo để xây dựng một website uy tín hơn dưới cái nhìn của Google đó chính là tối ưu Onpage. Hãy tối ưu thật tốt các thẻ Onpage từ Google. Onpage được xem là TÂM CAN của Google. Cái nào cần tối ưu, cái nào không nên, Google đều list ra sẳn cả rồi. Việc của bạn và Huấn là hãy làm nó thật hoàn hảo để hiểu hơn tiếng lòng Google, để Google hiểu thật dễ dàng website của bạn đang nói về gì, lĩnh vực gì? Ra sao? Bạn có phải là chuyên gia trong lĩnh vực đó không?

Nội tại một website nếu biết cách tối ưu tốt thì website đó sẽ nhanh chóng uy tín hơn trong mắt của Google rồi.

2.3  Chia sẻ Content thật sự giá trị

Nội dung giá trị. Không phải là nội dung chất lượng mà phải là giá trị. Giá trị mới chuyển đổi (CRO tốt) thì mới đánh giá được website của bạn cung cấp quá tốt những cái mà người dùng cần hay ở đây Huấn gọi nó là cái INSIGHT của người dùng. Bạn làm tốt đánh trúng chỗ ngứa của họ thì họ sẽ mua hàng của bạn thôi. Và khi bạn làm được chuyện đó cũng là lúc Google hiểu được rằng site này là cực kì chất lượng.

Một trong những cách để giúp tăng trust site nhanh chóng đó là hãy cung cấp thật nhiều những Content giá trị cho người dùng đọc. Vì vốn dĩ cái cốt lõi cũng chính là người dùng mà thôi.

2.4 Xây dựng chiến thuật Internal Link đỉnh cao

Tại sao Huấn lại nhắc đến Internal Link trong đây? Đơn giản là nghệ thuật Internal Link đẳng cấp sẽ giúp bạn dễ dàng Ranking TOP một loạt keywords trong thời gian cực ngắn. Mọi nút thắt sẽ được kết nối lại với nhau qua thuật Internal. Ngày nay, Internal Link không đơn thuần là bạn viết vài từ có chứa từ khóa sau đó bôi đen hay in nghiêng và gắn link vào đó nữa. Sẽ chẳng có ma nào click vào link đó cả vì hành vi của người dùng đã thông minh hơn rất rất nhiều rồi. Khi mà thế giới phẳng đến mức độ mà bạn chỉ cần nhấn 1 cú click chuột là có thể phá hủy một quốc gia thì cũng là lúc con người Internet đã lên một level cao ngất ngưỡng rồi.

Đừng dùng những từ khóa rồi in nghiêng, bôi đen hay gạch chân và gắn link nữa hãy thay vào đó là sự liên quan trong bài viết và dẫn dắt người dùng đến một bài viết khác giá trị và liên quan cao đến nội dung vừa đọc, hãy dùng CTA (Call To Action) để bắt khách hàng phải hành động, chỉ khi hành động thì hiệu quả của website bạn mới tối ưu được.

Khi bạn xây dựng được thuật Internal Link tốt thì hàng loạt từ khóa sẽ kéo nhau lên mang một số lượng khủng khiếp Volume Search kéo về thì uy tín của website bạn sẽ được tăng cao hơn từ những đánh giá của Google.

2.5 Tần suất xuất hiện trên Social Media

Nếu như website của bạn xuất hiện tràn lan trên những Social và Network thì ắt hẳn Google sẽ đánh giá website đó là một công ty lớn có thương hiệu tốt nên đi đâu cũng gặp từ đó Google sẽ tin tưởng vào website của bạn hơn.

Đừng quên kéo website bạn có mặt trên những Social và Network lớn như Fanpage Facebook, Google Plus, Google My Maps, Google Bussiness, Youtube, Pinterest, LinkedIn, Instagram, Medium, Myspace,…..

2.6 Trỏ những liên kết chất lượng về trang web

Đơn giản là hãy trỏ những liên kết chất lượng về site của bạn. Càng nhiều liên kết chất lượng trỏ về thì uy tín site sẽ ngày càng được đánh giá tốt hơn.

Đơn giản và dễ hiểu thế này. Trong một lớp có 10 học sinh đứa nào được phiếu bầu từ những người còn lại sẽ được chọn làm lớp trưởng, mà trong 10 đứa hết 7 đứa chọn mà trong 7 đứa này lại có đến 5 đứa học giỏi thì dĩ nhiên thằng lớp trưởng này được ông thầy đánh giá là giỏi nhất và có uy nhất trong lớp rồi.

Quay lại vấn đề Huấn đang nói đến là hãy tìm những trang web chất lượng (liên quan đến ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực bạn làm, có những chỉ số Power Site tốt, tuổi thọ tên miền lâu năm,…) và sau đó hãy link chúng lại với nhau. Bạn sẽ bất ngờ với kết quả mình nhận được đấy.

2.7 Quảng bá để tiếp cận nhiều user nhất.

Việc tiếp cận liên tục người dùng sẽ là cách làm hay nhất và đỉnh nhất để giúp cho website của bạn tăng rank hơn từ Google. Cốt lõi vẫn là người dùng. Ai tiếp cận được người dùng nhiều nhất thì người đó thắng.

Nếu như bạn quảng bá tốt, phân khúc tốt đánh đúng nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng bạn sẽ SALE tốt và cũng sẽ SEO tốt thôi. Sẽ không có gì bất ngờ cả nếu như website của bạn được Google đánh giá cao và TOP nhanh chóng.

3. Có phải chỉ khi DA, PA cao từ khóa mới lên được TOP?

Không phải cứ DA, PA cao thì từ khóa mới lên được TOP mà là khi 2 chỉ số này cao thì khả năng lên TOP sẽ cao hơn và thời gian lên TOP sẽ nhanh hơn. DA và PA cao thật sự là nhận được sự tín nhiệm từ Google. Và đó chỉ là một yếu tố trong rất nhiều những yếu tố mà Google đánh giá để Ranking TOP một từ khóa, đối với SEO phải có cái nhìn tổng thể chứ không quy chụp một yếu tố nào đó để định nghĩa và trả lời cho bài toán lớn được và sau đây sẽ là những tiêu chí mà Huấn list ra theo kinh nghiệm của mình. Mong ACE tìm hiểu và tham khảo sơ qua.

3.1 Cấu trúc website

Như đã nói ở trên, cấu trúc website sẽ là một trong các yếu tố hỗ trợ từ khóa lên TOP nhanh hơn bình thương. Khi người dùng vào website của bạn, cấu trúc website đâu ra đó, người dùng dễ dàng tìm kiếm những thứ mà họ cần, dễ dàng thao tác trên tất cả các nền tảng thì việc Google đánh giá cao là tất yếu. Một website nên có cấu trúc web gồm 3 cấp là Hompage, Menupage và Detailpage.

Homepage ứng với domain: https://seolenart.com/

Menupage ứng với menu: https://seolenart.com/dich-vu-seo.html

Detailpage ứng với post: https://seolenart.com/dich-vu-seo-tu-khoa.html

3.2 Content giá trị

Thị trường SEO đang hô hào và tranh luận nhau về backlink hay không backlink? Dự án nhỏ thì không link vẫn lên, lớn thì phải cần link mới lên được. ACE làm SEO lâu năm hẳn nhận ra vấn đề. Có link hay không thật sự chả quan trọng. Quan trọng là số lượng người dùng truy cập vào website đó và ở lại lâu hay mau. Khi traffic đủ lớn thì từ khóa sẽ lên TOP bất chấp. Những dự án nhỏ thì SEO không backlink sẽ lên TOP nhanh hơn vì nó không cần quá nhiều traffic nhưng những dự án khó thì cần thời gian hơn cũng như traffic phải nhiều và dần đều rồi. Nhưng muốn traffic lớn và duy trì thường xuyên bắt buộc bạn phải có Content giá trị cho người dùng. Chỉ khi Content  giá trị thì người dùng mới ở lại lâu hơn và chuyển đổi cao hơn.

Hãy lên Ideas cho nội dung bạn sẽ chia sẻ. Đừng máy móc học thuyết hóa, hãy cung cấp những gì họ cần nhất và hãy viết cho thật ĐÚNG vào thì khi nhìn lại có thể từ khóa bạn đã lên TOP khi nào mà không hay biết đó.

3.3 Xuất hiện Social

Hãy gia tăng tần suất xuất hiện website bạn SEO lên Social, lúc đó khi gốc domain bạn đã mạnh và uy tín hơn thì việc lên TOP không quá khó khăn như bạn nghĩ.

Huấn lấy 1 ví dụ dễ hiểu thôi. Bạn làm SEO nhưng khi chia sẻ ra ít ai biết bạn cũng như tin bạn (giống như Huấn lúc trước) người ta sẽ “CHÉM” bạn và cho bạn láo toét. Nhưng nếu bạn cố gắng kết nối với những người giỏi về SEO và tăng tương tác trên những Group về SEO về SEM và Marketing Online thì dần dần bạn sẽ có uy tín hơn. Kể từ đó những chia sẻ của bạn sẽ được đồng ý và hoan nghênh hơn.

Chỉ đơn giản là kết nối lại và bạn sẽ tỏa sáng.

3.4 Time on site tốt

Bộ não của Google là Time On Site. Thời gian ở lại trang web càng lâu chứng tỏ nội dung bạn chia sẻ là cực kì giá trị và hữu ích cho người dùng. Google chỉ đơn giản là làm theo người dùng. Và tất nhiên Users say Yes thì Google không thể Say No được rồi.

Trên đây là một bài viết phân tích khá sâu cho ACE nắm về Trust Site. Cách nhận biết, cách tăng, cũng như làm sao để có thể Ranking TOP nhanh hơn. Mong bài viết sẽ mang lại giá trị cho ACE SEOer Việt Nam.

Tôi là HuanLenArt. CEO của SEOLenArt!