Search Intent SEO là gì

Mối tương quan BIỆN CHỨNG giữa E A T và Search Intent

Cùng SEOLENART tìm hiểu mối liên quan giữa E A T và Search Intent SEO có những điểm gì chung và có thể kết hợp chúng lại để phát triển ra sao trong bài chia sẻ này của SEOLENART.

E A T là cụm từ hot nhất trong những năm 2018 khi mà vào tháng 8 năm 2018 Google update thuật toán Medic cốt lõi đánh cực mạnh vào những website có nội dung kém chất lượng, phải nói trong thời gian đó, bảng SERP của Google hình như được F5 một lần nữa (lần gần nhất là vào 2/9/2016 khi mà thuật toán Penguin 4.0 càng quét). Và mới nhất dựa theo kinh nghiệm cá nhân và hơn 20 dự án mà mình đang triển khai là vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 thì Google lại quét các trang có tỉ lệ các page dính 404, 500, 301, 302 một cách cực kì mạnh mẽ. Những site có traffic lớn cỡ nào cũng bị dính mà không hề thương tiếc.

Nào hôm nay, SEOLENART sẽ chia sẻ cho các bạn bài viết về sự tương quan giữa E A T và Search Intent nhưng để đi sâu vào tìm hiểu chúng ta cùng xem qua khái niệm E A T là gì?

1. E A T là gì?

EAT là viết tắc của 3 từ Expertise, Authority, Trust (Chuyên môn hóa, Thẩm Quyền, Tin Cậy). E A T được xem là một trong số rất nhiều những nguyên tắc mà Google dựa vào đó để đánh giá chất lượng website của bạn là có thật sự hoàn hảo hay không?

Việc E A T ra đời giúp loại bỏ được những thông tin rác, thông tin không có thẩm quyền. Làm giảm thiểu rủi ro cho khách hàng đến từ những thông tin không có nguồn gốc mà cam kết y rằng 100% là tốt nhất.

E A T SEO là gì

2. Cách tạo và sử dụng E A T để phát triển SEO

2.1 Expertise (tính chuyên môn hóa)

Chuyên môn hóa ở đây có nghĩa là nội dung của bạn thật sự chia sẻ như là một chuyên gia trong một ngách thị trường nhất định. Bạn phải xây dựng được hình tượng mình là một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó.

Lấy 1 ví dụ dễ hiểu: Mình xây dựng hình mẫu là một chuyên gia trong lĩnh vực SEO ở thị trường Việt Nam. Ít nhất mình phải có kinh nghiệm thực chiến về SEO. Phải chia sẻ những thông tin hữu ích và giá trị xoay quanh chủ đề mà mình đang muốn xây dựng hình tượng chuyên gia đó. Chia sẻ phải thật sự có ích và mang đến giá trị cho người đọc thì bạn mới có thể phát triển tính chuyên môn hóa được.

Bạn hãy xét xem, bạn đang làm về lĩnh vực và ngành nghề gì? Hãy phân tích hệ thống từ khóa xung quanh lĩnh vực ngành nghề đó của bạn. Hãy chia sẻ thật nhiều những thông tin khác biệt, giá trị thì cũng là lúc bạn đang xây Expertise cho website của bạn một cách tốt nhất rồi đó.

Hiện tại tính chuyên môn hóa được chia làm hai dạng chủ yếu nhất:

Tính chuyên môn hóa thông tin chính xác 100%: Bao gồm các lĩnh vực tài chính, y tế, luật, sức khỏe. Những thông tin này khi chia sẻ phải được cấp phép, được chứng minh nó đến từ nguồn cực kì tin cậy.

Tính chuyên môn hóa dựa trên kinh nghiệm: Đây chính là tính chuyên môn hóa bạn nên xây dựng để phát triển nội dung cho website của mình.

2.2 Authority (Tính thẩm quyền)

Xác thực chủ thể chia sẻ thông tin cho nội dung trên website của bạn. Nếu như tác giả sáng tạo nội dung là người có một thương hiệu tốt trên ngách thị trường mà bạn đang phát triển thì đừng ngần ngại list ra hết các thông tin của tác giả đó trên website của bạn.

Thêm thông tin về tác giả người đã chia sẻ nội dung

Kinh nghiệm làm việc trong ngành nghề như thế nào

Hãy liên kết đến trang web cá nhân riêng của họ để xây dựng tính Authority nội dung một cách tốt nhất có thể.

Khi Google đã xác nhận được thông tin có liên quan mật thiết và xác định chính xác được tác giả thì việc Google nâng cao kết quả xếp hạng của website bạn trên SERP là đều không có gì bất ngờ cả.

Chuyên môn hóa E A T

2.3 Trust (Độ tin cậy)

Đây là một trong những tiêu chí giúp cho người dùng xem bạn như một chuyên gia thật sự trong mắt họ. Bằng cách cải thiện UX/UI, cải thiện giao diện tìm kiếm website của bạn, cải thiện khả năng trải nghiệm bằng việc tác động đến code website như html, css, java. Ngoài ra là khả năng liên kết bài viết, nội dung chia sẻ.

Bạn hãy làm sao khi khách hàng vào trong website của bạn. Họ cực kì dễ mua hàng, dễ tìm thông tin. Chỉ cần 1 hay 2 cú click chuột là họ sẽ mua được sản phẩm mà họ cần. Khi đọc một bài viết mà họ thấy hình như bài viết này bạn dành riêng cho bạn ấy hoặc khi đọc xong bài viết này họ lại muốn đọc tiếp 1 bài viết khác.

3. Search Intent

Thành thật mà nói thuật ngữ Search Intent không quá xa lạ với các anh chị SEO chỉ có điều chúng ta chưa quen trong việc nói về thuật ngữ này mà thôi nhưng thật ra đây là công việc mà khi làm tối ưu công cụ tìm kiếm thì SEOer bắt buộc phải làm.

Search Intent (ý định tìm kiếm): Người dùng đang tìm thông tin gì? Khi họ tìm thông tin đó họ đang có nhu cầu và mong muốn gì? Làm sao để bạn có thể cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho họ nhất? Có tất cả bao nhiêu ý định tìm kiếm thông tin của người dùng?

Nội dung mà bạn sản xuất ra phải ứng với từng giai đoạn cũng như khớp với từng truy vấn mà người dùng tìm kiếm. Rồi sau đó trả về kết quả tốt nhất.

Search Intent SEO

Theo thống kê sẽ có 04 mục đích tìm kiếm thông tin mà người dùng thực hiện:

3.1 Tìm kiếm thông tin để học hỏi

Với các loại tìm kiếm này người dùng thường không có mục đích mua hàng, họ chỉ muốn tìm thông tin để học hỏi và áp dụng mà thôi. Nhưng với các truy vấn dạng này bạn có thể dễ dàng làm cho người dùng nhớ đến thương hiệu của bạn hơn.

Ví dụ như:

Hướng dẫn cách SEO website lên TOP Google hiệu quả nhất?

TOP các công cụ phân tích từ khóa chính xác nhất?

Thủ thuật Onpage từ cơ bản đến nâng cao là gì?

Cách SEO hình ảnh chuẩn SEO dễ lên TOP nhất?

Làm cách nào để SEO video lên TOP Google?

Đây đều là các truy vấn với mục đích tìm kiếm thông tin để học hỏi, hiểu biết thêm hoặc áp dụng như cách mà bạn chia sẻ. Đối với họ, bạn như một người thầy giáo vậy?

Bạn có để ý thấy các dạng tìm kiếm thông tin để hiểu biết, học hỏi thường nằm ở TOP 0 của Google không? Mà ở đó tạm gọi nó là Box Result. Vị trí TOP 0 giúp cho website của bạn được người dùng chú ý đến nhiều hơn. Họ sẽ dễ dàng click chuột để vào đọc bài viết của bạn. Vậy bạn nên làm gì? Hãy phân tích thật nhiều những truy vấn mà người dùng chỉ tìm kiếm thông tin để phát triển website của bạn lên.

3.2 Tìm kiếm thông tin để mua hàng

Với các truy vấn này thì người dùng đã sẵn sàng để mua hàng của bạn rồi. Thông thường những thông tin này thường nằm ở phần danh mục sản phẩm, hoặc là sản phẩm chi tiết.

Ví dụ:

Mua váy công sở màu trắng tại Tân Phú

Tìm mua máy phát điện 1kw tại TPHCM

Gói chụp hình Hồ Cốc trọn gói giá rẻ TPHCM

Tất cả các truy vấn đó đều nói lên họ muốn mua hàng lắm rồi. Tại sao bạn không cung cấp các thứ họ cần để mà bán hàng cho họ chứ?

Search Intent SEO là gì

3.3 Tìm kiếm thông tin để xác thực

Đây là dạng tìm kiếm tự nhiên dùng để xác thực thương hiệu mà người dùng có thể đã biết trước đó do được nghe giới thiệu hay vô tình họ lướt trên Online và gặp bạn.

Ví dụ: Họ đang lướt FB và thấy bạn bán giày cao gót cực kì đẹp với thương hiệu là ABC gì đó? Nếu như họ thật sự đang muốn mua món hàng này. Họ sẽ nhẹ nhàng lên Google search với cú pháp: keyword+brand. Và nếu như họ thấy website của bạn họ sẽ vào xem thông tin và có quyết định mua hàng nếu như sản phẩm bạn đẹp, giá tốt thuyết phục được họ. Cũng như họ thực hiện truy vấn để xác nhận lại là cửa hàng của bạn có thật sự tồn tại và có uy tín không?

3.4 Tìm kiếm thông tin vì thương hiệu tốt

Có một dạng tìm kiếm thông tin nữa đó là vì thương hiệu của bạn quá lớn và khách hàng rất tin tưởng bạn. Nên khi họ muốn mua bất kì món hàng gì họ sẽ lên Google Search tên thương hiệu của bạn và vào website để thực hiện truy vấn thôi.

Trên đây là những chia sẻ những thứ xoay quanh Search Intent. Việc bạn hiểu về ý định, bản chất của một truy vấn của người dùng bạn sẽ dễ dàng hình thành ra được nội dung ý tưởng mà bạn sẽ phải chia sẻ cho khách hàng của mình và từ đó dễ dàng lấy tiền trong túi của họ hơn.

Vậy mối tương quan biện chứng giữa EAT và Search Intent nằm ở đâu? Cùng tìm hiểu phần tiếp theo.

4. Mối tương quan biện chứng giữa E A T và Search Intent

Vậy bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu thử xem E A T và Search Intent có quan hệ như thế nào với nhau.

Search Intent tập trung vào việc hiểu được khách hàng, mục đích tìm kiếm, nhu cầu tìm kiếm thông tin của họ là dùng vào việc gì?

EAT tập trung vào việc chuyên môn hóa thông tin bạn chia sẻ xung quanh ngách ngành nghề mà bạn đang kinh doanh nhưng nó có độ uy tín cực kì cao và lại dễ dàng đáp ứng để trải nghiệm hơn cho người dùng một cách tốt nhất.

Search Intent SEO và E A T

Vậy trước khi bạn thực hiện EAT cho website của bạn. Việc đầu tiên bạn phải làm là phải phân loại được từng Search Intent cho website của bạn, ứng với Search Intent đó bạn nên xây dựng EAT như thế nào?

Bạn hãy lên kế hoạch phân tích thật kỹ hệ thống từ khóa mà bạn sẽ làm SEO là hệ thống từ khóa nào? Bạn hãy phân loại hệ thống từ khóa theo chức năng, tính chất hay theo bản chất của từ khóa như:

Từ khóa chính

Từ khóa liên quan từ khóa chính

Từ khóa sản phẩm

Từ khóa sản phẩm chi tiết

Từ khóa mua bán

Từ khóa giá cả

Từ khóa hỏi đáp

Từ khóa review

Từ khóa thời gian

Từ khóa local

Từ khóa định nghĩa

Từ khóa tính chất

Từ khóa màu sắc

Từ khóa kích thước

Từ khóa thương hiệu

Từ khóa biến thể thương hiệu

Từ khóa sai chính tả

….

Và còn rất nhiều các dạng từ khóa khác. Nhiệm vụ của bạn là hãy phân tích kỹ và gom chúng lại ứng với từng Search Intent của người dùng. Nhóm keyword nào sẽ nằm ở Search Intent tìm thông tin. Nhóm keyword nào sẽ nằm ở nhóm Search Intent mua hàng. Nhóm keyword nào sẽ nằm ở 2 nhóm còn lại. Hãy làm việc này tốt trước khi bạn muốn làm nội dung tốt.

Sau khi bạn đã làm được việc này thì tiếp theo hãy phân loại ra từng dạng EAT xem ứng với mỗi EAT khác nhau thì bạn nên chia sẻ những thông tin gì ứng với Search Intent để đáp ứng được yêu cầu của người dùng.

Các loại EAT:

EAT chia sẻ thông tin: Cần thông tin chia sẻ phải có giá trị, chuẩn xác có thể áp dụng ngay nhưng phải kịp thời.

EAT trong lĩnh vực hài kịch: thông tin phải có sự tương tác, phải phổ biến rộng rãi và có giá trị lâu dài.

EAT trong lĩnh vực sức khỏe: thông tin phải được kiểm chứng, có nguồn gốc, có chứng chỉ được cấp bằng hành nghề.

EAT trong lĩnh vực phát luật, tài chính: thông tin phải chính xác 100%, có biên bản, có quy chế, có nghị định, nghị quyết thông qua.

EAT trong lĩnh vực máy móc: thông tin phải có chi tiết thông tin về máy móc, phải có giá cả,…

EAT trong lĩnh vực thời trang: thông tin phải mới, bắt kịp xu hướng, bắt kịp thời đại hiện tại….

EAT trong lĩnh vực trang sức: phải đảm nguồn nguồn gốc xuất xứ, mẫu mã đa dạng, giá cả,….

EAT với tình huống: phải có kinh nghiệm cá nhân để xử lý và phải áp dụng thành công

EAT chung về sản phẩm: thông số sản phẩm, phải có đánh giá khách quan

Vậy ứng từng loại EAT trên hãy phân ra mỗi loại khớp với Search Intent nào và khi có xong kế hoạch bạn hãy sản xuất ra nội dung để đáp ứng đúng yêu cầu của người dùng theo đúng Search Intent mà lại chuẩn thông tin theo EAT thì có phải bạn đang làm tốt cả về nội dung lẫn kỹ thuật chưa?

Với những chia sẻ trên hi vọng sẽ giúp bạn lên đỉnh Google một cách nhanh nhất nhưng lại ở trên đỉnh Google một cách lâu dài nhất!

Tôi là HuanLenArt. CEO – Founder SEOLENART. Bạn có thể follow fb cá nhân của tôi ở ĐÂY!

Còn nếu bạn muốn học seo thì tham khảo ngay khóa học đào tạo SEO CORE còn làm dịch vụ SEO thì click vào.

Hi vọng Tôi giúp được bạn ít nhiều! Hãy tôn trọng tôi và tôn trọng chính bản thân mình. Hãy ghi nguồn nếu như bạn yêu thích và copy bài viết của tôi!

<HuanLenArt – Lê Văn Huấn>

4.3/5 - (15 bình chọn)